Tại Hội nghị, ông Nguyễn Quang Toả, chuyên viên Vụ Khoa học Công nghệ, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, chuẩn hoá quy trình ISO sẽ giúp thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực thông tin, truyền thông. Theo thống kê, đến nay đã có 10/10 cơ quan, tổ chức thuộc diện bắt buộc công bố đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 (ISO).
Đến nay, 20/22 Bộ, ngành đã triển khai xây dựng, áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng (QLCL) theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001; 62/63 tỉnh thành triển khai xây dựng, áp dụng Hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001; 100% các cơ quan, tổ chức thuộc diện bắt buộc đã triển khai hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn quốc gia; 70% cơ quan, tổ chức thuộc diện khuyến khích đã triển khai áp dụng ISO 9001.
Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông, 100% thủ tục hành chính đã được chuẩn hoá theo ISO và đưa vào áp dụng thực tiễn; 10/10 cơ quan tổ chức thuộc diện bắt buộc và 9 cơ quan thuộc diện khuyến khích công bố đang áp dụng Hệ thống QLCL ISO 9001:2015.
Hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống ISO được triển khai qua nhiều bước. Trước hết là lập kế hoạch triển khai xây dựng, thành lập kiện toàn Ban chỉ đạo ISO, đưa ra kế hoạch chi tiết, bố trí nguồn lực thực hiện.
Tiếp đến là quá trình đào tạo nhận thức chung về ISO, tập huấn các kỹ năng triển khai xây dựng, áp dụng hệ thống ISO hiệu quả và bền vững.
Xác định, xây dựng các quy trình hệ thống quản lý chất lượng: kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ, đánh giá nội bộ, quản trị rủi ro, xử lý sự không phù hợp, họp xem xét của lãnh đạo, cải tiến hệ thống QLCL.
Cùng với đó là xác định, xây dựng các quy trình nghiệp vụ; xây dựng tài liệu hệ thống quản lý chất lượng. Mục tiêu chất lượng thường được xây dựng hằng năm (ban hành vào đầu năm, được đánh giá tình hình thực hiện từng mục tiêu chất lượng cụ thể vào cuối năm) và được xây dựng ở hai cấp (cấp tổ chức, doanh nghiệp và cấp đơn vị, bộ phần trực thuộc).
Theo ông Tỏa, trong việc áp dụng thống ISO, doanh nghiệp và tổ chức phải duy trì bộ phận giám sát quản trị rủi ro, đồng thời, thực hiện theo nguyên tắc cải tiến liên tục, tập trung vào khách hàng và chú trọng đến nhu cầu của các bên liên quan.
Doanh nghiệp và tổ chức cần thường xuyên rà soát, cập nhật kịp thời các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan đến các tài liệu, quy trình ISO để tiến hành cải tiến.
“Để đảm bảo duy trì và cải tiến được tốt, cần bảo đảm tổ chức tốt, nghiêm túc các cuộc đánh giá nội bộ, tổ chức xử lý triệt để các sự không phù hợp, điểm khuyến nghị qua các đợt đánh giá nội bộ”, ông Tỏa nói.
Để nâng cao hiệu quả việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, doanh nghiệp và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thông tin, truyền thông cần chú trọng tới các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng việc thực hiện chuyển đổi số (về quyết tâm, kinh phí, nhân lực, thời gian).
“Chuẩn hóa quy trình ISO theo quy mô tinh gọn, vận hành hiệu quả hệ thống này trong doanh nghiệp, tổ chức sẽ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Thông qua việc đôn đốc xây dựng các quy trình điện tử, phần mềm triển khai ISO điện tử; tổ chức các khóa/lớp tập huấn, đào tạo, cập nhật kiến thức, kỹ năng về ISO, hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp và tổ chức sẽ được đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn mà ISO đặt ra”, ông Tỏa nhấn mạnh.
Thế Vinh
" alt=""/>Chuẩn hoá quy trình ISO thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực thông tin truyền thôngChia sẻ vai trò của xét nghiệm trong khám chữa bệnh, PGS. TS Phạm Văn Trân - Chuyên gia Xét nghiệm, Hệ thống Y tế MEDLATEC, Chủ nhiệm Bộ môn Hóa sinh (Học viện Quân y), Chủ nhiệm Khoa Hóa sinh (Bệnh viện Quân y 103) cho biết: “60-70% các quyết định lâm sàng dựa trên kết quả xét nghiệm và mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng trong sàng lọc, chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh. Do đó, đây là chỉ định cần thiết và bắt buộc trong quá trình quản lý sức khỏe”.
Để thực hiện xét nghiệm, người dân phải đến các cơ sở y tế, một số trường hợp cần khám và điều trị chuyên sâu cần chuyển tuyến, nên phải thực hiện lại toàn bộ xét nghiệm tại cơ sở khám chữa bệnh mới gây tốn kém chi phí.
Quyết định số 3148/QĐ-BYT ngày 07/7/2017 ban hành đã cho phép liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở y tế có thực hiện xét nghiệm.
Việc liên thông này có ý nghĩa như tấm “giấy thông hành” trong khám chữa bệnh, giúp người dân giảm được phiền hà, tiết kiệm tối đa thời gian, công sức khi chuyển viện, hoặc khám chữa bệnh ở trong nước cũng như ra quốc tế.
Xét nghiệm MEDLATEC - Đơn vị tiên phong đưa chất lượng ra quốc tế
Quyết định 2429/QĐ-BYT hướng dẫn những phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 15189:2012 sẽ áp dụng liên thông với các phòng xét nghiệm khác có cùng chất lượng ISO 15189:2012.
Với mong muốn giúp người dân Việt Nam có cơ hội được thụ hưởng chất lượng xét nghiệm quốc tế để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe một cách thuận lợi, nhanh chóng, vì vậy, Hệ thống Y tế MEDLATEC tự hào là đơn vị y tế tiên phong không chỉ áp dụng quản lý chất lượng xét nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, mà còn tiên phong áp dụng tiêu chuẩn nghiêm ngặt CAP (Hoa Kỳ).
Việc tiên phong cả nước vận hành song song hai chứng chỉ quốc tế ISO 15189:2012 và CAP, MEDLATEC trở thành đơn vị y tế hàng đầu ở nước ta đưa thương hiệu xét nghiệm “Made in Việt Nam” chinh phục chất lượng và vươn ra quốc tế.
An tâm chất lượng xét nghiệm quốc tế ngay tại nhà
Để thực hiện xét nghiệm kiểm tra sức khỏe, người dân phải đến các cơ sở y tế có thể mang theo bao mối lo về thời gian đi lại, chờ lại, nguy cơ lây nhiễm chéo, hoặc do bận rộn mà lười đi khám, bỏ qua giai đoạn “vàng” phát hiện các bệnh lý...
Gạt bỏ hàng trăm lý do ngại đi xét nghiệm, hàng triệu người dân Việt Nam tìm đến giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động bằng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC phục vụ nhanh chóng và mang lại nhiều tiện ích.
Ông Trần Trung Hiếu (75 tuổi, Hà Nội) sống chung với bệnh tiểu đường nhiều năm nay, trước đây tháng nào ông cũng phải đến viện chờ xét nghiệm kiểm tra, lấy thuốc uống theo bảo hiểm. Nhưng từ ngày các bệnh viện liên thông kết quả, việc đi khám của ông trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn nhiều.
“Để tiết kiệm thời gian, công sức, trước mỗi lần đi khám, tôi thường chủ động đặt lịch xét nghiệm tại nhà. Hôm sau đi khám, tôi mang kết quả này đến viện, bác sĩ thăm khám và dựa vào kết quả xét nghiệm đã làm để tư vấn, kê đơn. Giờ đây việc khám bệnh định kỳ này của tôi chỉ diễn ra trong 2 tiếng là xong, chứ trước đây là mất cả ngày”, ông Hiếu chia sẻ.
Với những tiện ích, sự tiện lợi đem lại cho người dân, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của Trung tâm Tại nhà trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC mang đến giải pháp chăm sóc sức khỏe tiện lợi, hữu ích và thân thuộc của hàng triệu gia đình Việt trên toàn quốc.
Đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, liên hệ hotline 1900 56 56 56, hoặc app My Medlatec.
Thế Định
" alt=""/>Kết quả xét nghiệm MEDLATEC được công nhận tại 53 quốc gia